trongdong
text logo

Hà Nội đã sẵn sàng cho năm học mới

Tác giả bài viết: Minh Anh

Thứ tư - 09/08/2023 21:43

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT)Hà Nội, chuẩn bị cho năm học mới 2023 - 2024, đến nay các công tác đầu tư cơ sở trường lớp, bổ sung đội ngũ và tập huấn giáo viên, chuẩn bị sách giáo khoa… đã được triển khai đồng bộ, sẵn sàng đón các em học sinh đến trường.

Hà Nội sẵn sàng cho năm học mới - Ảnh 1.

Chuẩn bị cho năm học mới, Thành phố Hà Nội đã đầu tư hàng trăm tỷ cho cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc dạy và học. VGP/Minh Anh

Xây mới, thành lập mới hơn 30 trường học các cấp để phục vụ năm học mới

Để chuẩn bị cho khai giảng năm học mới 2023-2024, khối quận, huyện thị xã đã xây mới được 31 trường, 732 phòng học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn Thành phố.

Trong đó, cấp mầm non có 14 trường, tiểu học 10 trường và THCS 7 trường với tổng số 732 phòng học đáp ứng cho 27.128 chỗ học cho học sinh tương đương 756 lớp. Trong đó, công lập xây mới, thành lập mới 23 trường (11 trường mầm non, 9 trường tiểu học và 3 trường THCS) và tư thục xây mới, thành lập mới 10 trường (3 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 4 trường THCS).

Năm học mới 2023-2024, Thành phố Hà Nội đã quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất cho các trường trực thuộc, cụ thể, Thành phố đã xây mới, thành lập mới 1 trường học công lập (Trường THPT Thọ Xuân huyện Đan Phượng) với tổng mức đầu tư 110 tỷ đồng; ngoài ra, Thành phố đã bố trí vốn đầu tư xây dựng cho 8 dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo các trường trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo với tổng số vốn kế hoạch là 189.000 triệu đồng, dự kiến có 03 dự án hoành thành phục vụ năm học mới (Trường Mầm Non B, THPT Tự Lập, THPT Phúc Thọ).

Công tác xã hội hóa, năm học 2023-2024 UBND Thành phố đã cấp phép thành lập 02 trường tư thục có nhiều cấp học gồm: Tiểu học, THCS&THPT Ngôi Sao Hà Nội - Hoàng Mai tại Khu đô thị mới Kim Văn -Kim Lũ phường Đại Kim, quận Hoàng Mai và Trường Tiểu học, THCS-THPT Vinschool Brighton College Việt Nam tại Khu đô thị Ocean Park Gia Lâm với tổng mức đầu tư khoảng 600 tỷ đồng.

Đầu tư thiết bị dạy và học

Thành phố cũng đã đầu tư kinh phí hàng trăm tỷ đồng cho việc mua sắm thiết bị phục vụ học tập cho các trường. Bên canh đó, ngành giáo dục cũng đã triển khai các nhiệm vụ khác như chuẩn bị đội ngũ giáo viên, lựa chọn sách giáo khoa cho năm học 2023-2024. Hiện danh mục sách giáo khoa được UBND Thành phố phê duyệt đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, Sở GDĐT thông báo đến các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố kịp thời, đúng quy định. 

Theo Sở GDĐT Hà Nội, trong 2 ngày 12 và 13/7/2023, Sở đã phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức Hội nghị giới thiệu sách giáo khoa lớp 4 Chương trình GDPT 2018 tới 100% cán bộ quản lý, giáo viên dự kiến phân công dạy lớp 4 năm học 2023-2024 tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố. Nhằm giúp các cán bộ quản lý, giáo viên tiếp cận và nắm được cấu trúc, nội dung các sách giáo khoa lớp 4 đã được Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Từ ngày 03/7/2023 đến ngày 14/7/2023, Sở GDĐT đã phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức các lớp tập huấn sử dụng sách giáo khoa lớp 4 ở tất cả các môn học, hoạt động giáo dục với sự tham gia của 24.587 cán bộ quản lý, giáo viên dự kiến phân công dạy lớp 4 năm học 2023-2024 của các trường tiểu học trên địa bàn toàn thành phố.

Trong quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng năm, Sở GDĐT đã rất tích cực thực hiện chuyên đề ở tất cả các môn học, ưu tiên thực hiện chuyên đề ở các khối lớp thay sách giáo khoa. Sau khi Sở triển khai các chuyên đề, tại 30 quận, huyện, thị xã đều tổ chức thành các chuyên đề cấp huyện và yêu cầu 100% các nhà trường tiến hành triển khai chuyên đề cấp trường để tạo điều kiện cho các đồng chí giáo viên, cán bộ quản lí có cơ hội trao đổi, trau dồi về chuyên môn, nghiệp vụ, chia sẻ những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện giảng dạy theo Chương trình GDPT 2018 ở các môn học và hoạt động giáo dục. Năm học 2023-2024, Sở GDĐT sẽ tập trung tổ chức chuyên đề ở các khối lớp 4, lớp 8, lớp 11 với tất các các môn học và hoạt động giáo dục.

Tăng cường ứng dụng CNTT, chuyển đổi số

Theo Sở GDĐT Hà Nội, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, Sở hiện đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giáo dục như mô hình trung tâm Điều hành giáo dục thông minh (IOC) phục vụ công tác quản trị, điều hành các hoạt động giáo dục trên toàn thành phố. IOC bao gồm có các chức năng xây dựng và quản lý hệ thống báo cáo thuộc phạm vi của Sở bằng công cụ hiện đại, thông minh, trực quan; Tích hợp hệ thống Hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành bằng các bảng điều khiển thông minh.

Mô hình trường học điện tử trong trường phổ thông theo hướng dẫn tại văn bản số 5807/BGDĐT-CNTT ngày 21/12/2018 của Bộ GDDT: 5 quận tham gia triển khai với 69 mô hình trường học điện tử gồm: quận Long Biên 19 trường, quận Thanh Xuân 4 trường, quận Ba Đình 30 trường và quận Bắc Từ Liêm 14 trường.

Các mô hình sẽ được triển khai trong năm học mới 2023 -2024 là mô hình chuyển đổi số trong quản lý hồ sơ chuyên môn, học bạ số tích hợp chữ ký số cá nhân trong trường học - Phục vụ đổi mới trong quản trị trường học, quản lý chuyên môn của Giáo viên; Tiền đề để thực hiện dịch vụ công trong việc chứng thực học bạ của học học sinh.

Mô hình thư viện số trường học phục vụ triển khải chuyển đổi số trong dạy học nền tảng số hoá - Giúp các nhà trường có hệ thống thư viện điện tử, tích hợp kho học liệu số kết nối liên thông với kho dữ liệu số của Ngành; Các cơ quan quản lý giáo dục có công cụ để giám sát, kiểm định thư viện trường học; Thư viện trường học có phần mềm để quản lý thư viện truyền thống.

Giải pháp quản lý khoản thu không sử dụng tiền mặt - Giúp minh bạch, hiệu quả trong thực hiện các khoản thu trong trường học, giúp các cơ quan quản lý theo dõi, giám sát, chỉ đạo hoạt động tài chính của các nhà trường.

Nguồn tin: Theo www.chinhphu.vn:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây