trongdong
text logo

TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH VỊ THÀNH NIÊN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Tác giả bài viết: Bùi Ngân

Thứ hai - 11/03/2024 03:38
Vừa qua, Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển đã phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Thanh niên; trường Trung học Cơ sở Mễ Trì và Trường Trung học phổ thông Tây Hồ, triển khai các hoạt động tuyên truyền, trao đổi, đánh giá hiệu quả thực hiện một số mô hình giáo dục, góp phần phòng ngừa, giảm thiểu hành vi vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ thực hiện nhiệm vụ khoa học: “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc phạm tội của trẻ vị thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất các giải pháp giáo dục”, mã số CT09/03-2022-3, do Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển là đơn vị chủ trì.
 
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển hiện đại, giáo dục trong nhà trường không chỉ đơn thuần là hoạt động truyền tải kiến thức, mà còn đóng vai trò xây dựng nền tảng cho nhân cách, đạo đức và kỹ năng sống của thế hệ tương lai. Nhận thức rõ điều đó, trong những năm qua, các cơ sở giáo dục tại thành phố Hà Nội đã chủ động triển khai nhiều mô hình, giải pháp thiết thực, nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, rèn luyện đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh, đồng thời coi đây là hạt nhân lâu bền, góp phần hiện thực hóa mục tiêu giáo dục toàn diện. Để tìm hiểu rõ hơn về những mô hình này, ban thực hiện đề tài số CT09/03-2022-3, do Viện Nghiên cứu truyền thống và Phát triển chủ trì đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Thanh niên, tổ chức các buổi trao đổi với đại diện hai trường THCS Mễ Trì và Trường THPT Tây Hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tham gia đoàn công tác làm việc với trường THCS Mễ Trì ngày 4/3/2024 có TS. Đỗ Thị Kim Anh, Tổng biên tập Tạp chí Truyền thống và Phát triển; TS. Lâm Thị Quỳnh Dao, Phó trưởng ban Pháp chế, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội; TS. Đỗ Thị Thu Hằng, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh niên; ThS. Lê Yến Hoa, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ tâm lý cộng đồng, thuộc Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển; ThS. Vũ Hoài Thu - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ tâm lý cộng đồng và các thành viên thực hiện đề tài. Cùng với đó, làm việc với trường THPT Tây Hồ ngày 11/3/2024, đoàn công tác có sự tham dự của TS. Đặng Vũ Cảnh Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh niên; TS. Đỗ Thị Kim Anh Tổng biên tập Tạp chí Truyền thống và Phát triển; cùng các thành viên trong ban chủ nhiệm đề tài.

Nội dung các buổi trao đổi tập trung vào việc thảo luận, đánh giá hiệu quả một số mô hình giáo dục, phòng ngừa đã và đang được triển khai tại hai trường; Sự tham gia, phối hợp giữa nhà trường, gia đình, chính quyền và tổ chức xã hội trong việc ngăn ngừa học sinh vi phạm pháp luật; Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp của công tác triển khai giáo dục, phòng ngừa nói trên. Đồng thời, đoàn công tác đã chuyển giao một số kết quả nghiên cứu đề tài, bộ tài liệu phòng chống bạo lực học đường và vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên, góp phần phục vụ công tác giáo dục trong nhà trường.

Có thể thấy, trong những năm qua hoạt động giáo dục đạo đức, pháp luật và kỹ năng sống cho học sinh luôn được các trường coi trọng và triển khai xuyên suốt trong cả năm học. Bên cạnh việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục trong chương trình chính khóa, các cơ sở giáo dục còn đặc biệt quan tâm đến công tác phối hợp thường xuyên với lực lượng Công an, Đoàn Thanh niên, Viện nghiên cứu và các đơn vị trên địa bàn thành phố, tổ chức các cuộc thi, chương trình sinh hoạt chuyên đề giáo dục luật an ninh mạng, luật hình sự, luật giao thông, kiến thức giáo dục giới tính... Qua đó, giúp học sinh có cơ hội tiếp cận, tìm hiểu các vấn đề pháp lý và nhận thức rõ hơn về những hệ lụy của việc vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, một số mô hình "Trung tâm tư vấn tâm lý" hay "Câu lạc bộ Kỹ năng sống" cũng được thành lập và duy trì trong các trường học. Đây là địa điểm lý tưởng để các em học sinh có thể thoải mái chia sẻ những trăn trở, áp lực trong cuộc sống; đồng thời rèn luyện tư duy, phát triển những kỹ năng thiết yếu cho bản thân.

Được sự đồng ý của nhà trường, cũng trong khuôn khổ thực hiện các hoạt động thuộc đề tài CT09/03-2022-3, Đoàn công tác đã tổ chức thành công hoạt động “Tuyên truyền kỹ năng phòng chống bạo lực học đường và vi phạm pháp luật trong lứa tuổi học sinh” cho các em học sinh Trường Trung học cơ sở Mễ Trì. Tại buổi tuyên truyền, Thạc sĩ, chuyên gia tâm lý Vũ Hoài Thu - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ tâm lý cộng đồng, thuộc Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển đã chia sẻ đến các em học sinh những dấu hiệu nhận biết của các hành vi bạo lực thân thể, bạo lực tinh thần, bạo lực xã hội; đồng thời hướng dẫn các em thực hành một số kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường và vi phạm pháp luật đối với trẻ vị thành niên. Đây là mô hình thí điểm trong kết quả nghiên cứu đề tài, ban chủ nhiệm đề tài dự kiến sẽ được chuyển giao cho các trường THCS và THPT ở Hà Nội trong thời gian tới.

Dưới đây là một số hình ảnh hoạt động của Đoàn công tác tại hai cơ sở giáo dục:
a1
 
image 20240316000119 2
Đoàn công tác làm việc cùng đại diện trường THPT Tây Hồ
 
a3
 
a4
Đoàn công tác trao đổi, thảo luận cùng Hội đồng sư phạm trường THCS Mễ Trì
 
a5
 
a6
 
a7
 
a8
 
a9
 
a10
 
a11
 
a11
Một số hình ảnh của hoạt động tuyên truyền giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh tại trường THCS Mễ Trì
 
a12
 
a13
Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm cùng các thầy cô giáo tại trường THCS Mễ Trì

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây